Home » So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M – Leopold nay đã có đối thủ

So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M – Leopold nay đã có đối thủ

Leopold luôn tự hào là một thương hiệu không có đối thủ ngon hơn trong tầm giá, nhưng nếu giờ có thì sao? So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M bạn sẽ nhận ra rằng, Leopold đã có một đối thủ đáng gờm

Tổng quan về thương hiệu

Leopold luôn là một thương hiệu bàn phím cơ nổi bật trên thị trường Gaming Gear Việt Nam. Nó không nổi tiếng vì bàn phím giá rẻ mà nổi tiếng vì chất lượng cực cao của mình. Những bàn phím của Leopold được tạo ra; hầu như được đại đa số người dùng lựa chọn vì chất lượng cực xịn – yếu tố tạo nên thương hiệu này.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Vortex – một thương hiệu bàn phím cơ nổi bật ở thị trường châu Âu bất ngờ tấn công sang thị trường Việt Nam. Tuy chưa đa dạng về các mẫu mã của phím, nhưng với Series đầu tiên – Vortex 8700 đã để lại một ấn tượng khá tốt tại cộng đồng phím Việt Nam. 

Giờ đây, Vortex đã tiếp tục tấn công với Series phím BT66 và BT68 với thiết kế cực kỳ lạ mắt và chính thức trở thành đối thủ có thể lật đổ phím Leopold. 

So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M: Sự đa dạng

Leopold có rất nhiều biến thể màu sắc trên mỗi Series phím, nên hôm nay Gearshop sẽ dùng Leopold FC660M BT White Grey để làm chuẩn so sánh với Vortex BT66.

Xét về màu sắc, cả 2 phím đều có màu sắc tương đồng nhau, nó đều cùng một tông màu retro. Nếu bạn có sử dụng hoặc đã từng thấy ông hay bố mình đã từng sử dụng những chiếc bàn phím vào những năm 90; chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nó quen thuộc cực kỳ.

Nhưng nếu nói về sự đa dạng thì Leopold FC660M đang nắm phần hơn.

Series FC660M của Leopold sở hữu hơn 10 biến thể màu sắc, điều đó sẽ giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn cho mình. Còn với BT66 của Vortex, nó chỉ có duy nhất màu Retro mà Gearshop đã giới thiệu ban đầu.

Layout của Leopold vs Vortex

Đều có thiết kế 66 phím, nhưng cách sắp xếp các phím của Vortex BT66 và Leopold FC660M sẽ có một sự khác nhau.

  • Leopold FC660M: Ở góc tay phải của phím, sẽ có cụm 2 phím Ins và Del được tách biệt ra khỏi cụm phím chữ, điều này sẽ giúp người dùng tránh tình trạng khi nhấn phím Backspace sẽ bấm nhầm qua 2 phím kể trên 

  • Vortex BT66: Cách sắp xếp các phím của bàn phím này sẽ sát vào nhau hơn, và cụm phím chức năng ở ngoài cùng tay phải cũng được thay đổi, thay vì Ins và Del như Leopold thì Vortex lại trang bị cụm phím đầy đủ hơn gồm Home, PgUp, PgDn, End. Và nó cũng được sắp xếp sát vào cụm phím chữ, thay vì tách biệt như Leopold FC660M

Tuy nhiên, Layout của Vortex BT66 lại có một chút gì đó khó chịu và khó làm quen hơn với kiểu Layout truyền thống của Leopold. Cụm phím Ctrl, Win, Alt ở góc trái của phím bị cắt đi phím Win, khi đó phím Ctrl cũng bị giảm kích thước còn 1U. Nếu bạn đã quen tay với việc Ctrl + C hay Ctrl + V thì phải mất kha khá thời gian để làm quen. Dù gì thì đây cũng là một điểm nhấn khá thú vị trong thiết kế trên mẫu bàn phím mới này của Vortex. 

So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M: Thiết kế

Cả Vortex BT66Leopold FC660M sẽ có chiều ngang bằng nhau, tuy nhiên khi so sánh về chiều dài, 2 phím này sẽ có sự khác biệt; cụ thể là Vortex sẽ dài hơn so với Leopold.

  • Vortex BT66 sẽ có phần viền case to và dài hơn ở phía trên và dưới của phím, tạo nên độ dốc giúp phím thoải hơn về cổ tay. 
  • Leopold FC660M, phần case sẽ bo sát vào phím, ở case phía trên sẽ dư ra một chút để ở góc tay phải bạn sẽ nhìn thấy được thông số pin và tình trạng kết nối Bluetooth. Cạnh viền dưới sẽ gắn kèm logo Leopold.

Nếu so về độ dày thì cả 2 phím đều như nhau, nhưng phần viền phím trên và dưới của Vortex BT66 được bo tròn, còn Leopold FC660M sẽ được thiết kế góc cạnh hơn. 

Vì thế khi nhìn tổng quan, thiết kế của Vortex sẽ mang hơi hướng retro hơn cùng ngoại hình bo tròn vừa lạ vừa quen. Còn Leopold sẽ ngược lại, đây là kiểu thiết kế mà Leopold đã trung thành theo đuổi từ xưa đến nay, và đương nhiên rằng nhìn nó sẽ mang kiểu thiết kế hơi đại trà một chút.

Keycap chất lượng không phải bàn

Bạn chắc chắn sẽ phải xuýt xoa vì chất lượng Keycap của 2 mẫu phím trên. Đều được làm từ nhựa PBT  một chất lượng nhựa keycap cực kỳ tốt, bạn có thể tham khảo thêm về nó tại đây: Keycap bàn phím là gì?

Nhưng so sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M kỹ hơn về mặt kỹ thuật làm ra Keycap bạn sẽ thấy có một chút khác biệt. 

  • Keycap của Leopold FC660M sẽ là Keycap PBT Doubleshot với bề mặt nhám hơn, có một độ sần nhất định và trang bị Profile riêng đến từ nhà Leopold. T
  • Keycap của Vortex BT66 sẽ là Keycap PBT Dyesub với bề mặt nhẵn hơn và trang bị OEM Profile

Phần ký tự được in màu đen trên bề mặt keycap. Với Vortex, font chữ sẽ to hơn đôi chút so với Leopold. Và các phím tắt như cụm phím F hay PSc, ScrLk…thì Vortex được in với kí tự màu xanh chuối ngay trên mặt. Trong khi đó Leopold sẽ được in ở phần cạnh của keycap.

Điều này cũng dễ hiểu cho sự đầu tư của cả Leopold và Vortex khi cả 2 phím này đều không trang bị LED RGB. Nó chỉ có một chút đèn báo nhỏ khi hết pin, bật Capslock…

Mặt sau của phím

Khi so sánh giữa BT66 vs FC660M phần mặt sau, bạn hoàn toàn có thể nhìn ra ít có sự khác biệt ở đây. Cả 2 phím đều sử dụng nguồn từ pin tiểu và đều có nơi lắp đặt pin ở mặt sau phím. Nhưng trên Vortex, góc phải khay đặt pin sẽ có thêm phần để USB Receiver

Tiếp theo đó là 4 fit cao su cũng được trang bị trên cả hai phím đi kèm theo đó là kickstand với 1 nấc nâng.

Nơi đặt công tắc của Leopold sẽ có hơi khác biệt một chút; bạn sẽ thấy nó ở sát cạnh góc tay phải cùng DIM Switch. Còn với Vortex sẽ nằm phía trên góc tay phải ở mặt sau của phím

So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M: Switch

 

Switch Cherry MX được sử dụng trên cả 2 mẫu Vortex BT66 vs Leopold FC660M. Đây cũng là mẫu switch được trang bị trên đa số các mẫu phím cao cấp với sự ổn định tốt nhất.

  • Leopold FC660M: Bạn sẽ được trang bị Switch đến từ nhà Cherry – một thương hiệu làm Switch nổi tiếng và lâu đời của Đức. Những mẫu Switch này sẽ đem đến tuổi thọ nhấn phím đến 100 triệu lần nhấn. Bạn sẽ có được 3 sự lựa chọn cảm giác gõ là Linear, Tactile và Clicky, đặc biệt bạn sẽ có thêm một dạng Switch là Silent Red, nó sẽ có cảm giác gõ như Linear, nhưng sẽ hơn Red rất nhiều và tuyệt nhiên không tạo ra tiếng động nào giống như tên gọi của nó “Silent”.

  • Vortex BT66: Cũng được trang bị Switch Cherry MX. Nên việc gõ phím trên Vortex BT66 được lót foam đầy đủ sẽ đem lại cảm giác đanh và không có tiếng lọc xọc khó chịu. Và đương nhiên rằng độ bền cũng sẽ là 100 triệu lần nhấn. Nhưng với Vortex sẽ không có phiên bản Silent Red để bạn tùy chọn như Leopold. Hiện sẽ chỉ có 3 phiên bản gồm Blue, Brown, Red. Nhưng khả năng Hotswap (thay switch nóng) là một lợi thế cực mạnh mẽ và mình sẽ nói ở phần sau.

Chất lượng gõ phím

Trong phần so sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M này, có lẽ Vortex BT66 đang ăn đứt Leopold FC660M. Vì sao ư?

  • Vortex BT66 được trang bị Foam tiêu âm, cả foam đáy được làm bằng Silicone và foam PCB được cắt rất gọn gàng và chỉnh chu, nên từng lực va đập của phím khi được nhấn xuống hầu như đều được xử lý bởi 2 miếng foam tiêu âm và nó không tạo ra bất kỳ tiếng vang nào cả. Bên cạnh đó, Plate của Vortex BT66 là FR-4 có một độ nhún nhất định giúp giảm va đập cho gõ phím gây ra

  • Nhưng với Leopold thì sao? Cũng được trang bị foam tiêu âm nhưng chỉ có foam đáy và nó chỉ là dạng foam xốp, chính vì thế nó cũng sẽ có một chút tiếng vang và cảm giác hơi rỗng khi gõ phím, nhưng chỉ là khi bạn cố gắng lắng tai nghe mà thôi, và hơn thế nữa là Plate kim loại với đặc tính cứng chắc hơn và tạo nên những âm điệu đặc trưng mỗi khi bạn nhấn phím xuống hết cỡ. Bên canh đó, Leopold còn lót thêm foam cho thanh Spacebar để giảm âm thanh va đập.

Stab của Vortex là một điều tuyệt vời ông mặt trời mà Gearshop trải nghiệm trên con phím này, không hề có một tiếng tick nào cả và hầu như nó đều được làm một cách rất hoàn hảo (mặc dù space của nó lâu lâu hơi lọc xọc khó hiểu một chút), vì Stab của Vortex được làm từ đồng đem đến ưu điểm lớn cho âm thanh khi gõ. Tuy nhiên, Stab của Vortex được làm là dạng Stab PCB Mount, chính vì thế   bạn không thể thay thế nó

Với Stab của Leopold thì sao? Nó chỉ kém cạnh Stab của Vortex một chút về sự ổn định. Nhưng ở phần Spacebar khi tháo Keycap ra bạn sẽ thấy được 2 miếng Pad tiêu âm Silicone được cắt ra và gắn khít vào phần Stab. Bên cạnh đó, Stab của Leopold đã được Lube nhẹ nếu bạn quan sát kỹ

Khả năng Hotswap

Đây có lẽ là điểm mấu chốt giúp cho Vortex BT66 trở thành đối thủ đáng gờm của Leopold FC660M chính là khả năng Hotswap! Vortex BT66 được trang bị khả năng Hotswap còn Leopold thì không.

Hotswap trở thành một tính năng tiêu chuẩn của đại đa số người dùng bàn phím cơ; tìm kiếm mỗi khi mua một chiếc bàn phím. Nhờ vào khả năng linh hoạt trong quá trình sử dụng phím; người dùng có thể thay Switch bất cứ khi nào mình thích. Chính vì điều đó, Vortex đang trang bị khả năng Hotswap trên BT66 và cả BT68; và nó nghiễm nhiên trở thành chiếc bàn phím có thể “đọ sức” với Leopold FC660M.

Vortex BT66 với mạch xuôi 5 pin, tức là bạn không cần lo lắng về việc sẽ bị cấn keycap Cherry; và việc lựa chọn Switch cũng dễ, 5 pin hay 3 pin đều thay thế được. Tuy nhiên, như mình đã nói, Layout của FC660M khá dị; nên bạn cân nhắc kỹ các bộ Keycap bạn định mua.

Khả năng kết nối

Đến với khả năng kết nối trong phần so sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M này có lẽ Vortex BT66 lại tiếp tục hơn Leopold một phần về điểm chế độ kết nối.

  • Với Leopold, nếu về 1 năm trước, hầu hết các mẫu phím của Leopold vẫn chung thủy với 1 chế độ kết nối có dây, nhưng đến thời điểm gần đây, nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng. Leopold đã triển khai thêm chế độ kết nối không dây Bluetooth và dùng pin. Với đặc điểm này, những người dùng vốn đã thích Leopold nay còn trung thành hơn vì sự tiện lợi của nó.
  • Tuy nhiên, Vortex cũng không chịu kém cạnh, với Series trước là Vortex 8700 chỉ có 1 mode kết nối, thì đến với Vortex BT66 và BT68, Vortex đã trang bị 3 chế độ kết nối bao gồm: Type-C, Bluetooth và Wireless nhằm nâng cao sự linh hoạt của phím và đáp ứng như cầu của khách hàng. 

Với tính chất công việc khi sử dụng phần nhiều là gõ văn bản thì trên cả 2 mẫu với kết nối không dây qua Bluetooth sẽ khá là ổn định với Bluetooth > 5.0, nhưng việc chuyển giữa các thiết bị vẫn có phần chậm và đôi lúc sẽ có rắc rối. Tuy nhiên với Vortex khi sử dụng thêm USB Receiver sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn về kết nối không dây gần như không độ trễ 

So sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M: Mức giá

 

Đương nhiên rằng, khi so sánh Vortex BT66 vs Leopold FC660M chúng ta cũng nên nói đến mức giá.

Hiện tại, mức giá niêm yết của Leopold FC660M tại Gearshop là 3.100.000 VND cho 3 loại Switch là Cherry MX Blue/ Red/ Brown. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác êm ái của Silent Red, bạn có thể bỏ ra thêm 100.000 VND để sở hữu Switch đặc biệt này.

Với Vortex BT66, cùng mức giá niêm yết tại Gearshop là 3.200.000 VND. Nếu bạn không thích cách sắp xếp Layout quá tiết kiệm của BT66, bạn có thể tham khảo Vortex BT68 với cách sắp xếp đầy đủ hơn và với mức giá 2.900.000 VND.

Cả 2 sản phẩm trên đều được bán chính hãng tại Gearshop; giao hàng toàn quốc và bảo hành chính hãng 12 tháng.

Tổng kết lại, Vortex BT66 hay Leopold FC660M?

 

Bạn nên mua Vortex BT66 nếu:

  • Thích kiểu thiết kế mới mẻ và ngoại hình Retro của phím
  • Thích âm thanh mà BT66 mang lại, đầm và chắc 
  • Có Hotswap nhằm custom phím dễ dàng
  • Hay di chuyển và tiện lợi nhờ 3 chế độ kết nối của phím


Bạn không nên mua Vortex BT66 nếu:

  • Thay keycap khá khó khăn khi sử dụng Ctrl 1U cho cả 2 bên 
  • Ngoại hình của BT66 không thực sự nhỏ gọn và tiện lợi di chuyển


Bạn nên mua Leopold FC660M nếu:

  • Thích một thương hiệu bàn phím lớn
  • Cần sự ổn định lâu dài của một bàn phím
  • Cần sự nhỏ gọn và tiện lợi
  • Dễ dàng chơi Keycap
  • Sự đa dạng màu sắc trên các phiên bản


Bạn không nên mua Leopold FC660M nếu:

  • Khó tính trong việc âm thanh tạo ra của phím
  • Thích Custom phím cơ, đặc biệt là thay switch

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *